5 cách để trẻ học cách kiềm chế cảm xúc

5 cách để trẻ học cách kiềm chế cảm xúc 

Từ trẻ con đến người già ai cũng có tính cách của riêng mình. Tuy nhiên nếu không học được cách kiềm chế  tính xấu thì trên đường đời của mình , người đó sẽ làm tổn thương bạn bè, phá hoại tình cảm.

Kiềm chế cảm xúc phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Bởi vì khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn tương đối kém, trong khi đó ảnh hưởng của cảm xúc của con người là lâu dài, thậm chí suốt đời, nếu từ nhỏ cha mẹ chú ý bồi dường khả năng tự kiềm chế cho trẻ thì sẽ khiến chúng khống chế cảm xúc và hành vi của mình tốt hơn

1 . Để trẻ bày tỏ cảm xúc của mình một cách hợp lý 

Cha mẹ phải tôn trọng nhu cầu tình cảm và trải nghiệm tình cảm  của trẻ, để chúng có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách đầy đủ và hợp lý. Đây cũng là tiêu chí của sức khỏe tâm lý. Chỉ có thấu hiểu, tôn trọng và đông cảm với trẻ thì mới có thể tạp cho trẻ một môi trường ủng hộ, tin tưởng, dẫn dắt trẻ bày tỏ một vài cảm xúc tiêu cực chứ không giấu giếm, càng không bộc lộ bằng phương thức mang tính phá hoại

Cha mẹ phải thường xuyên tiến hành giao lưu tình cảm với trẻ để trẻ học cách dùng ngôn ngữ để bà tỏ cảm xúc của mình, một mặt có thể khiến cha mẹ hiểu hơn về suy nghĩ và yêu cầu của trẻ, mặt khác cũng có thể để trẻ nhận thức rõ nguyên nhân, sự phát triển của cảm xúc cá nhân, nó cũng vô cùng hiệu quả với việt học cách tự kiềm chế.

2 . Cha mẹ nên làm gương cho trẻ 

Cha mẹ phải chú ý kiềm chế cảm xúc của mình, tác động tích cực tới trẻ, đặc biệt là khi trẻ mất kiểm soát, nhất định phải chú ý kiềm chế, điều này vô cùng quan trọng. Bởi vì hành vi của bạn sẽ làm gương cho trẻ, hành vi đó nói với trẻ là lúc kích động nên làm như thế nào.

Trước mặt trẻ cha mẹ nên thẳng thắn bày tỏ niềm vui nỗi buồn của mình, không nên giận cá chém thớt. Khi vui có thể chia sẻ với trẻ, khi gặp trở ngại cũng có thể để trẻ biết. Như vậy sẽ khiến trẻ dần dần hiểu rằng mỗi người đều có niềm vui nỗi buồn, đều có thể bày tỏ và giải tỏa cảm xúc của mình.

Cha mẹ không cần phải giấy giếm cảm giác tức giận của mình trước mặt trẻ. Khi bạn tức giận, có thể nói thật to, để trẻ học được từ bạn cách bày tỏ sự giận dữ như thế nào cho hợp lý, Nhưng cần phải nhớ,  không được dùng những lời sỉ nhục để bày tỏ cảm xúc của mình trước mặt trẻ. Chỉ cần khách quan bày tỏ cảm nhận và nguyên nhân là được. Ví dụ như ” Mẹ đang giận” , ” Đừng lật tung đồ của mẹ: …

3 . Giúp trẻ nhận thức cảm xúc của bản thân một cách đúng đắn

Cảm xúc là phản ứng tâm lý bẩm sinh của con người. Nó do 4 cảm xúc cơ bản cấu thành: tức giận, sợ hãi, bi thương, vui vẻ. Sự kết hợp khác nhau có thể cấu thành các trạng thái cảm xúc khác nhau của con người.

Để trẻ học cách tự kiềm chế cảm xúc, cha mẹ phải giúp trẻ hiểu một cách chính xác và biểu đạt những cảm xúc không tốt kể trên một cách hợp lý.

  • Khi trẻ tức giận
    Cha mẹ phải kiên trì để trẻ dùng ngôn ngữ bày tỏ sự tức giận của mình chứ không phải dùng động tác. Khích lệ trẻ nói thật to, cố gắng nói ra nguyên nhân. Với cảm xúc tức giận của trẻ, cha mẹ phải to ra thấu hiểu. Ví dụ ” Mẹ biết con đợi lâu khó chịu, nhưng chẳng có cách nào khác cả…”
    Một số trẻ có thể dùng thái độ tiêu cực như ấm ức và oan than để đối mặt với sự phẩn nộ của mình. Lúc ấy, cha mẹ phải khích lệ trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình một cách dứt khoát, đông thời khích lệ trẻ giải quyết vấn đề.
  • Khi trẻ bi thương
    Khóc là phản ứng điển hình khi con người cảm thấy buồn đau, có thể giảm bớt đau khổ và áp lực. Khi trẻ buồn, tốt nhất là để trẻ khóc một trận thật thoải mái. Lúc ấy, cha mẹ không cần can thiệp quá nhiều, chỉ cần bình tĩnh ngồi bên trẻ hoặc ôm trẻ, nhẹ nhàng vuốt ve để trẻ cảm nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của bạn. Nếu trẻ cảm thấy khó xử vì mình đã khóc, bạn phải bày tỏ sự thấu hiểu và ủng hộ trẻ để hiểu rằng khóc không có gì đáng xấu hổ mà là hành vi bình thường của con người.
  • Khi trẻ sợ hãi
    Đối diện với những sự vật chưa biết và thế giới xung quanh, trẻ khó tránh khỏi cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Lúc ấy, có thể trẻ sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi vô căn cứ với người hoặc sự việc. Cha mẹ phải tỏ ra thấu hiểu, đồng thời phải dùng cách nói thoải mái để nói chuyện với trẻ về những việc mà trẻ sợ hãi. Nếu trẻ thường xuyên sợ hãi trong một thời gian mà không thể nói ra vì sao, cha mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe để trẻ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bất an

4 . Dẫn dắt trẻ giải tỏa cảm xúc bằng phương thức hợp lý

Cha mẹ phải để trẻ học cách nhận biết các cảm xúc và hậu quả của nó, đặc biệt là nhận thức bước đầu về một số tâm trạng quá khích. Trên cơ sở này, dẫn dắt trẻ không dùng phương thức mang tính phá hoại mà áp dụng phương thức tích cực để bày tỏ hoặc giải tỏa cảm xúc.

Cha mẹ cũng có thể dạy trẻ một vài biện pháp giảm bớt áp lực và tức giận. Ví dụ đến sân bóng chơi bóng rổ, ném đồ, chơi với chó con hoặc vẽ tranh để chuyển hướng chú ý … Thông qua vận động tiêu hao năng lượng dư thừa, sẽ hỗ trợ giải tỏa cảm xúc.

Dĩ nhiên, cũng có thể đề ra một vài quy định: Không được phép gào thét, không được phép dùng bạo lực, không được phép nói những lời sỉ nhục người khác… và yêu cầu trẻ tuân thủ. Ở mức độ nhất định nào đó, điều này có thể dẫn dắt trẻ lựa chọn phương thức giải tỏa hợp lý.

5 . Quyết không thỏa hiệp trước cảm xúc giả tạo của trẻ

Đôi khi cảm xúc của trẻ là giả, chỉ dùng để mê hoặc cha mẹ, mục đích là muốn có được thứ mình muốn. Gặp tình huống này, cha mẹ tuyệt đối không thỏa hiệp. Thông thường trẻ thường dùng các phương pháp dưới đây:

  • Xị mặt
    Không ít trẻ biết dùng phương pháp này để chiếm được sự đồng cảm của người khác, từ đó có thể đạt được yêu cầu nào đó. Gặp tình huống này, cha mẹ phải ghi nhớ hai điểm sau: nói với trẻ yêu cầu có thể nói ra nhưng không được dùng cách xị mặt để đưa ra yêu cầu, xị mặt sẽ không có bất kỳ tác dụng nào trong việc đạt được mục đích, để trẻ hiểu rằng không phải bất cứ yêu cầu nào của trẻ cũng đc thỏa mãn.
  • Ấm ức không vui. 
    Lúc ấy, bạn phải để trẻ biết rằng: “Mẹ rất quan tâm tới con, mẹ muốn giúp đỡ con, mẹ cần biết con muốn gì ?”. Sau đó bạn có thể làm việc của mình, đồng thời đợi trẻ chủ động bày tỏ suy nghĩ của mình với bạn. Lúc ấy, bạn có thể vui vẻ giúp trẻ giải quyết vấn đề.
  • Nổi nóng
    Nếu trẻ dùng phương thức nổi nóng để ép cha mẹ cho thứ mà mình muốn, cha mẹ không nên đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của trẻ lúc đó, đồng thời ngay từ đầu phải nghĩ cách ngăn chặn. Ví dụ bạn có thể đi ra chỗ khác, không để ý đến trẻ hoặc dẫn trẻ vào trong phòng của mình. Sau khi trẻ nổi cáu thì sẽ trừng phạt trẻ một cách thích hợp, để trẻ nhớ lần sau không được làm như thế. Tóm lại, phải để trẻ cảm thấy, dùng cách nổi nóng để ép cha mẹ thì hậu quả sẽ rất tồi tệ, sau này không bao giờ được làm như thế nữa.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *