Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Cách giúp bé vượt qua thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 3 là biểu hiện cho sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi (0 đến 3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo( 3-6 tuổi). Ở thời điểm này, tâm lý trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ, kéo theo những cách cư xử có phần tiêu cực khiến bố mẹ nhiều lúc phải “bó tay”.

Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số giải pháp hữu hiệu để bạn có thể áp dụng dễ dàng và giảm bớt áp lực mà bé vẫn có thể phát triển tư duy và vốn hiểu biết thiết yếu của mình ở độ tuổi này đầy đủ nhất.

Khái niệm

Khủng hoảng tuổi lên ba là biểu hiện cho sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi (0 đến 3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo( 3-6 tuổi). Ở thời điểm này, tâm lý trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ, kéo theo những cách cư xử có phần tiêu cực khiến bố mẹ nhiều lúc phải “bó tay”.

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba” là khái niệm được các nhà tâm lý học dùng để chỉ giai đoạn từ khoảng 3 đến hơn 4 tuổi với các biểu hiện về tâm lý: biến đổi rõ rệt biểu hiện trong hành động của trẻ, trẻ trở nên lém lỉnh hơn, tò mò với những thứ xung quanh mình hơn.

nhưng bên cạnh đó, trẻ bộc lộ rõ ra những biểu hiện khác lạ ví dụ như: không nghe lời, quậy phá hơn, có những hành vi vượt quá tầm kiểm soát của bố mẹ, dễ cáu gắt, hay khóc, thích sở hữu, thích làm trái ý người khác… tệ hơn nữa là bé hay đòi hỏi, vô lễ với những người lớn, người chăm sóc mình.

Tại sao bé lại khủng hoảng tuổi lên 3?

Lý do bé lại khủng hoảng tuổi lên 3
“Ba tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập của trẻ”

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn phát triển hết sức bình thường ở trẻ nhỏ, chính trong bé đang có sự biến đổi để hình thành nên các cột mốc phát triển quan trọng để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hơn.

Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa nhu cầu của trẻ với năng lực thực tế trẻ có.

Nguyên nhân bé lại khủng hoảng tuổi lên 3
Khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn phát triển hết sức bình thường ở trẻ nhỏ

Theo nhà tâm lý học lứa tuổi Erick Erickson: “Ba tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập của trẻ”. Trong thời kỳ này, trẻ muốn tự mình khám phá, trải nghiệm thế giới xunh quanh bằng đôi mắt, đôi tay của mình.

Ngoài ra, vận động thô của bé phát triển (di chuyển, thăng bằng) hoàn thiện thúc đẩy trẻ làm theo suy nghĩ của bản thân. Trẻ say mê khám phá thế giới, thậm chí muốn chinh phục cả những thứ nằm ngoài khả năng vốn có của mình, để thể hiện “cái tôi”. Điều đó sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn: kỹ năng của trẻ không đủ để đáp ứng được suy nghĩ, mong muốn, nên khiến trẻ “khủng hoảng” với chính mình.

Từ đó, trẻ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt với bản thân, dễ khóc, dễ bỏ cuộc,…

Thứ hai, do người lớn và trẻ không tìm được tiếng nói chung nên dẫn đến phản ứng tiêu cực của trẻ

Be bị khủng hoảng tuổi lên 3 do không tìm được tiếng nói chung

Song song với khả năng vận động, trẻ cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân. Trẻ nhận ra mình là một cá thể riêng biệt với mọi người. Trẻ cũng muốn độc lập làm những việc liên quan đến bản thân.

Trẻ hay nói: “để con làm”, “mẹ để đấy đi”, “không, không, mẹ để xuống đi” với cái mặt khóc mếu. Trong khi nhu cầu độc lập của trẻ tăng cao thì cha mẹ vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý “buông tay” trẻ.

Vì vậy, nhiều cha mẹ thường có xu hướng cấm đoán, kiểm soát trẻ một cách chặt chẽ. Chính việc không tìm được tiếng nói chung đã dẫn đến những phản ứng gay gắt từ trẻ như bướng bỉnh, không nghe lời, muốn làm trái lời bố mẹ,…

Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào? Kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên ba bắt đầu khi trẻ từ 3-4 tuổi rưỡi
Khủng hoảng tuổi lên ba bắt đầu khi trẻ từ 3-4 tuổi rưỡi

Đúng như theo tên gọi của nó thì giai đoạn khủng hoảng bắt đầu khi trẻ lên 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ đã học thêm được nhiều kỹ năng hơn và có sự thay đổi rõ rệt về tâm lý, hành vi.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ khi trẻ 3 tuổi đến 4 tuổi rưỡi với mức độ và cường độ khác nhau phụ thuộc vào tương tác của người lớn trong môi trường của các bé, nếu như không hỗ trợ các bé có hành trang để vượt qua các bài đánh giá theo quy luật như thế, thì các bé có thể sống mãi trong sự khủng hoảng đó.

Không có hành trang thì khó vượt qua được giai đoạn này và bé dễ bị sang chấn, lệch lạc, làm cho cánh cửa của sự khám phá về đời sống của bé bị đóng lại và khiến trẻ trở nên sống khép kín, nội tâm, xây dựng vỏ bọc của riêng mình. Như vậy sẽ rất tiêu cực, giống như ta cứ sống mãi với cuộc khủng hoảng đó và không lớn lên được.

Sự giống và khác nhau giữa khủng hoảng tuổi lên 2 và khủng hoảng tuổi lên 3.

Giống nhau

Khủng hoảng tuổi lên 2 hay lên 3 đều là những quy luật nhất định. Trước mỗi một thay đổi trong sự phát triển cá nhân của mỗi trẻ thì đều có sự khủng hoảng.

Đó chỉ như một bài test để kiểm tra, đánh giá mang tính quy luật để mỗi cá nhân có đủ hành trang vượt qua bài test đó hay không. Khi vượt qua rồi thì nó trở thành bước tiến trong dấu mốc cá nhân của mỗi bạn nhỏ, vì vậy khủng hoảng ở đây là khủng hoảng để phát triển.

Khác nhau

Khủng hoảng khi 2 tuổi là cuộc khủng hoảng cai sữa, khi mẹ đã phải trở lại làm việc và không thể cho con bú thường xuyên hay đơn giản là mẹ đã đủ sẵn sàng cho việc này, mẹ nên tiến hành một cách từ từ để tránh rơi vào khủng hoảng “cai sữa đột ngột”.

Cơn khủng hoảng khi bé 3 tuổi được gọi là khủng hoảng chống đối và các dấu hiệu biểu hiện dưới đây dần xuất hiện.

Biểu hiện của bé bị khủng hoảng tuổi lên 3?

Biểu hiện của bé bị khủng hoảng tuổi lên 3
Biểu hiện của bé bị khủng hoảng tuổi lên 3 (Tiêu cực, ngoan cố, ngang ngạnh, gan lỳ, vô lễ…)

Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.

Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.

Tự tiện: là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó.

Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.

Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ đang nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.

Cách xử lí bé khủng hoảng tuổi lên 3

Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3
Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

Xây dựng nội quy và giới hạn trong gia đình

Bố mẹ cùng bé đặt ra các nguyên tắc và dứt khoát phải thực hiện đúng, cần có sự nhất quán trong cách dạy trẻ giữa bố và mẹ. Tránh tình trạng một người dạy dỗ, phạt trẻ còn người kia đứng cạnh bênh vực. Cùng nói chuyện với bé những việc nào được/ không được làm trong gia đình.

Cho trẻ quyền lựa chọn

Thay vì ra lệnh, bắt bé làm theo ý mình thì bố mẹ hãy đặt ra quyền lựa chọn, ví dụ như “Con muốn uống 1 ly sữa hay nửa ly sữa?“. Trao quyền tự chọn cho bé để bé thấy hài lòng hơn.

Khi trẻ khóc lóc, ăn vạ

Thay vì dỗ dành thì hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách tạo ra các hoạt động khác để thu hút sự chú ý của chúng thậm chí, đôi khi, hãy “phớt lờ” đi tiếng khóc đó. Mỗi lần ăn vạ – hay còn gọi là những cơn tantrum, hãy để trẻ khóc, trẻ bình tĩnh, sau đó hãy nói chuyện. Khi trẻ khóc ăn vạ rất to, hạn chế động chạm vào người bé.

Khi trẻ đòi mua món mình thích

Xác định lại giới hạn của việc mua sắm và cân nhắc với bé tính cần thiết/ không cần thiết của món đồ.

Khi trẻ vô lễ với người lớn

Trò chuyện lại với bé đâu là cách đúng và làm gương cho bé.

Có thể bạn quan tâm: Cách dạy trẻ 3 tuổi: Hướng dẫn chuyên sâu khoa học

Một số câu hỏi liên quan về khủng hoảng tuổi lên 3

Khi nào khủng hoảng tuổi lên 3 kết thúc?

Giai đoạn này kết thúc khi bé đến 4 tuổi rưỡi và đã chuẩn bị được đầy đủ các kiến thức cần có, sẵn sàng đón nhận được những thứ mới lạ bên ngoài xã hội. Nếu bố mẹ quá gay gắt trong giai đoạn tìm tòi của trẻ thì có thể mãi mãi trẻ không thoát ra được giai đoạn khủng hoảng này và tạo với xã hội một vỏ bọc.

Nên đọc sách gì để hiểu về khủng hoảng tuổi lên 3?

Giúp trẻ xử lý cơn cáu giận – Shoko Kano

Nên làm gì khi trẻ lên 3 bị khủng hoảng tâm lý và biếng ăn?

Chú ý đảm bảo lịch trình sinh hoạt trong ngày có tính đều đặn và lặp lại. Trong mỗi bữa ăn, khẩu phần ăn chỉ nên lấy bằng, ít hơn khả năng ăn của trẻ, để khi kết thúc phần ăn, con có cảm giác chiến thắng chính bản thân mình. Tâm lý khi ăn uống cũng là một điều quan trọng, vì vậy hạn chế ép, quát yêu cầu trẻ ăn hết. Nếu sử dụng điều này, việc tự chủ khi ăn của bé sẽ gặp khó khăn hơn (ăn vì áp lực, thay vì ăn do nhu cầu đói của cơ thể).

Nên làm gì khi trẻ lên 3 bị khủng hoảng tâm lý và hay khóc đêm?

Trẻ hay khóc đêm có thể chúng đã ngủ mơ một việc gì xấu và làm trẻ sợ do ban ngày hoạt động quá nhiều kết hợp với trí tưởng tượng mạnh mẽ sẽ làm bé dễ bị gặp ác mộng khi ngủ. Để giải quyết vấn đề này bố mẹ nên kể chuyện cho bé trước khi ngủ, ru bé ngủ, trò chuyện với bé, sắm một con gấu bông cho bé làm bạn và ngủ cùng bé,…

Có thực sự tồn tại “giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3” không?

Có, thực sự tồn tại giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.

Tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *